Bố tôi hoảng hốt chạy xuống:
"Y Y! Con sao rồi? Có sao không?"
Tôi nhìn họ bằng ánh mắt lạnh tanh, rồi bật cười:
"Chưa c.h.ế.t đâu… Bố mẹ phải cố thêm nhé!"
Tiếng động khiến hàng xóm kéo nhau ra xem.
Tôi được một bác hàng xóm tốt bụng đưa đi bệnh viện.
Cảnh tượng hỗn loạn, tiếng người qua lại, có cả tiếng chỉ trích bố mẹ tôi, có tiếng bố tôi biện hộ, còn mẹ tôi vì bị nói mà nổi điên đóng sập cửa lại.
Tôi chẳng thấy gì, đầu óc trống rỗng.
Máu từ chân chảy mãi không ngừng, đầu tôi ngày càng choáng váng.
Mãi đến khi vào bệnh viện, bác sĩ xử lý vết thương, đụng đến chỗ đó khiến tôi đau nhói mới thật sự tỉnh táo lại.
Cũng không hẳn là chuyện xấu.
Ít nhất… thiếu mất một môn thi rồi, thì mấy môn sau khỏi đi nữa.
Tôi cũng không cần phải tự tìm lý do cho bản thân tại sao thi đại học lần này lại tệ đến vậy.
Còn có một chuyện tốt hơn nữa: người bỏ thi không chỉ mình tôi Tạ Yến Lễ cũng không đi thi môn Văn.
Anh ta ôm một bó hoa hướng dương to tướng trộn với hoa baby trắng, đến sân bay tiễn biệt Kỷ Tang Ninh.
Sau đó còn làm màu đăng một dòng trạng thái:
“Cậu hỏi tôi làm như vậy có đáng hay không, nhưng cậu từ lâu đã là tất cả của tôi.”
Kèm theo là một bức ảnh hoa và bóng lưng của Kỷ Tang Ninh ở sân bay, cùng với hình ảnh lấy trên mạng về ngôn ngữ loài hoa của hoa baby trắng – "tình yêu lặng lẽ bảo vệ".
Huhu, cảm động thật đấy. Cảm động đến mức trưa nay tôi ở bệnh viện ăn thêm hẳn một cái đùi gà.
Trời ơi! Tôi chỉ sợ hai người họ không đủ yêu nhau thôi!
Vì bị thương phải nằm viện, những môn thi sau của kỳ thi đại học tôi đều không dự thi.
Phóng viên từng phỏng vấn tôi trước đó biết chuyện, lại đến phỏng vấn lần nữa.
Trước ống kính, tôi vừa khóc vừa nói:
“Tôi cũng không biết vì sao mọi chuyện lại thành ra thế này… tôi thực sự đã chuẩn bị rất lâu rồi…”
Bản phỏng vấn dài, lại thêm lời xác nhận từ hàng xóm xung quanh.
Bố mẹ tôi hoàn toàn "nổi tiếng" khắp thành phố.
Mẹ tôi giận điên, gọi điện hỏi rốt cuộc tôi muốn gì.
Giờ đây, bà đi đâu cùng bố tôi cũng bị người ta chỉ trỏ. Bố tôi người xưa nay luôn yếu thế cũng hiếm khi nổi giận với bà.
Tôi chỉ cười, nhẹ nhàng nói:
“Phải là con hỏi mẹ mới đúng chứ. Mẹ còn muốn gì nữa? Muốn mạng của con thật à?”
Nói xong câu đó, tôi lại nhớ đến kiếp trước.
Bà thật sự muốn lấy mạng tôi đấy.
Lúc ấy, bà lo Kỷ Tang Ninh ra nước ngoài không đủ tiền tiêu, nên đã dốc hết tiền trong nhà lo cho cô ta.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn - https://monkeyd.net.vn/dao-ngot-vi-chua/chuong-4.html.]
Nhưng trong mắt người ngoài, gia cảnh chúng tôi vẫn xem như ổn định, ổn định đến mức tôi còn không xin được học bổng hỗ trợ.
Năm nhất đại học, bố mẹ tôi vẫn đóng học phí cho tôi. Nhưng từ năm sau, bắt đầu bảo tôi tự đi làm để lo cho bản thân.
Hôm đó, bà khóc và nói với tôi:
“Chỉ Y à, con nhà nghèo thì phải sớm biết lo. Nhà mình chỉ có từng đó thôi, con phải hiểu cho bố mẹ chứ!”
Suốt bốn năm đại học, tôi gần như không có một ngày nghỉ ngơi.
Tôi mãi chạy qua chạy lại giữa trường và chỗ làm thêm.
Áo khoác mua hồi trung học tôi mặc đến tận khi tốt nghiệp đại học. Mấy đứa bạn cùng phòng nhìn không nổi nữa, phải cho tôi quần áo cũ thay thế.
Tôi không có ngày nào không nhếch nhác. Khi bạn bè cùng tuổi vui tươi rạng rỡ, tôi giống như một con chuột ướt trong cống rãnh, chỉ sợ người khác nhìn thấy sự túng quẫn của mình.
Còn Kỷ Tang Ninh thì sao?
Năm mười chín tuổi, cô ta cầm tiền bố mẹ tôi gửi, chơi từ New York tới Philadelphia.
Lúc tôi thấy dòng trạng thái đó của cô ta, tôi giận điên lên, lập tức gọi điện cãi nhau với mẹ tôi.
Nhưng bà lại trách ngược tôi bằng giọng không thể tin được:
“Chân của Ninh Ninh đã như vậy rồi, con không biết tâm trạng nó tệ à? Nửa đêm còn lấy d.a.o rạch tay, phải đưa đi cấp cứu, con còn muốn so đo với nó sao?”
“Chết có gì đáng sợ à? Con đã sớm không muốn sống nữa rồi. Nếu con thật sự muốn chết, thì đã c.h.ế.t từ lâu, đâu như cô ta chỉ để lại mấy vết rạch không sâu, không kịp đến bênh viện là đã lành rồi. Con nếu muốn c.h.ế.t rồi, mẹ còn chẳng hay biết đâu.”
“Chu Chỉ Y, mẹ là mẹ con đấy, sao con có thể hù dọa mẹ như vậy? Con bảo mẹ phải làm sao đây hả?” – bà khóc như muốn đứt ruột qua điện thoại.
Những giọt nước mắt của bà như đầm lầy nuốt chửng tôi, kéo tôi cùng bà mục ruỗng.
Con cái vốn dĩ yêu cha mẹ theo bản năng. Lúc đó, tôi luôn bị bà thuần hóa bằng một cái tát kèm theo một cái kẹo ngọt.
Giống như hôm tôi phát điên, bà hiếm hoi gửi cho tôi một bao lì xì 200 tệ.
Nhưng kèm theo đó là một đoạn tin nhắn thoại dài:
“Dạo này mẹ đau đầu gối, phổi hình như cũng khó chịu, chẳng dám đi khám…”
Cả đời này bà đã dùng hết mọi thủ đoạn điều khiển lên người tôi.
Tất cả sự dịu dàng, tốt đẹp của bà, đều dành trọn cho gia đình kia của bà.
Tôi tất nhiên không nhận bao lì xì đó.
Thậm chí trong suốt thời gian đi học, học bổng tôi được, tiền làm thêm kiếm được, đều phải phụ thêm cho họ.
Tôi bắt đầu tỉnh ra từ khi nào?
Có lẽ là lúc tôi nhận ra Kỷ Tang Ninh giống một cái hố không đáy. Cô ta như thể phải thông qua việc người khác hy sinh vì mình để xác định giá trị tồn tại của bản thân.
Mà điều đó… với cô ta, là chuyện hiển nhiên.
Cô ta ở Mỹ thì học hút cần, uống rượu.
Năm tôi tốt nghiệp, cô ta mắc bệnh suy thận, cần ghép thận.
Mẹ tôi không chút do dự bảo tôi đi xét nghiệm ghép tủy.
Bà nói nhẹ như không:
“Chỉ Y à, một quả thận vẫn sống được mà, hai đứa là m.á.u mủ với nhau, mẹ xin con đấy.”
Chỉ trong một khoảnh khắc tôi tỉnh táo hoàn toàn.