Tôi có nghiên cứu sơ về chứng khoán, mấy cổ phiếu tăng vọt trong mấy năm nay tôi vẫn còn nhớ kha khá.
Tôi cầm chứng minh thư đến ngân hàng mở thẻ, sau đó lên mạng mua một chiếc điện thoại cũ tạm dùng được.
Trước những chuẩn bị kỹ càng số tiền ấy đã biến thành hơn 270.000 tệ.
Tôi lập tức có được dũng khí.
Tuyệt vời! Có tiền là có khí thế.
Lúc này mẹ tôi vì muốn tôi xuống nước, đã cắt đứt hoàn toàn viện trợ cho tôi suốt hai tháng trời.
Tôi lại thấy nhẹ nhõm, dứt khoác dọn về nhà bà nội ở luôn.
Bố tôi đi công tác về, hỏi tôi dạo này sống kiểu gì.
"Ủa, sao nay bố quan tâm con vậy? Muốn biết tại sao con chưa c.h.ế.t à, bố yêu quý?"
"Chỉ Y, con có thể đừng ăn nói như vậy không? Bố không biết..."
"Ui chao! Bố mãi mãi không biết gì hết. Nếu con thật sự c.h.ế.t đói, cỏ trên mộ mọc cao ba mét, chắc bố còn khóc nhầm mộ luôn ấy chứ."
"Thôi, bố không muốn cãi nhau với con. Sau này con định sao? Học lại cũng cần tiền, đừng giận dỗi mẹ nữa."
Ông vừa nói vừa rút ví định đưa tiền, tôi lập tức né xa mấy bước:
"Đừng! Con không dám nhận đâu! So với bọn cho vay nặng lãi, nhà mình còn dã man hơn! Lỡ đâu sau này bắt con trả bằng mạng thì sao? Hơn nữa, đây là tiền của bé cưng Ninh Ninh, con nhìn còn không dám nữa hống chi là cầm."
"Chu Chỉ Y, con còn định làm loạn đến bao giờ? Không có tiền, con sống kiểu gì mấy hôm nay?"
"Giờ bố mới nhớ ra hỏi con sống ra sao hả? Hai người không biết thật à? Giờ cả thành phố đều biết con còn thảm hơn cả trẻ mồ côi.”
“Trẻ mồ côi mỗi tháng còn được nhà nước trợ cấp 1.200 tệ. Người ta thương con lắm. Ngày nào con cũng bưng bát ra đường, thế nào cũng có người thương tình bố thí cho miếng cơm..."
Tôi càng nói, mặt ông càng xám xịt, cuối cùng... trong mắt còn thấp thoáng chút áy náy.
Tiếc là tôi không cần, ha ha.
Tôi bẻ giọng, tiếp tục châm chọc:
"Bố đúng là nhân họa đắc phúc thật đấy! Mau mau sinh thêm vài đứa nữa với mẹ đi. Giờ ai cũng biết hai người sinh con ra chỉ để làm nô lệ cho nhà họ Kỷ. Sau này mấy đứa con đó lại ra ngoài kể khổ cầu thương hại, bố mẹ khỏi phải lo việc ăn uống cho tụi nó rồ, lời to quá còn gì! Bé cưng Tang Ninh chắc vui sướng lắm!"
Bố tôi chịu không nổi nữa, ném lại hai ngàn tệ rồi bỏ chạy.
Haha! Ai thèm chứ, hôm sau tôi ra bưu điện gửi trả về cơ quan của ông.
Tôi còn dán một tờ giấy ghi chú nhỏ dán trên bao thư:
"Gửi người cha tốt nhất thế giới”
“Không biết dạo này bố bị gì mà như bị nhập hồn vậy, lại muốn làm một người cha? Nhưng bố à, bố phải hiểu rõ thân phận của mình chứ, bố có quyền dùng tiền sao?”
“Bố có tư cách quan tâm con mình à? Bố đâu phải người bình thường, bố là rể quý của nhà họ Kỷ cơ mà! Bố sinh con ra để làm nô lệ, chứ đâu phải sinh con ra để yêu thương.”
“Hôm nay bố dám thưởng cả hai ngàn tệ cho nô lệ, đến mai nhà họ Kỷ quay ra trách tội thì sao? Lỡ bé cưng Ninh hờn dỗi, bố lại đổ lên đầu con à?"
Còn chuyện người ta cho cơm là thật.
Tôi quay về quê, mọi người đều biết chuyện của tôi, nhiều nhà mời tôi qua ăn cơm.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn - https://www.monkeyd.net.vn/dao-ngot-vi-chua/chuong-6.html.]
Tôi cảm động thật sự cứ như một cái xác mục nát bỗng được ánh nắng chiếu rọi, ấm áp vô cùng.
Giống như tôi... đã quay về thời còn chưa phát điên.
Nhưng tôi cũng không cần cơm người khác cho. Trước khi mất, bà nội đã để lại cho tôi ba ngàn cân thóc trong kho.
Bà sợ tôi đói đến phát khổ, trước khi trút hơi thở cuối còn nắm tay bố tôi dặn không được bán thóc ấy.
Bố tôi đồng ý. Bà nhìn tôi lần cuối, mới nhắm mắt.
Nhưng chưa được bao lâu, mẹ tôi nói gạo để lâu sẽ hỏng, chẳng đáng tiền.
Thế là cùng bố bán hơn một ngàn cân.
Cho đến khi bố tôi liên tục gặp ác mộng mơ thấy bà về chất vấn ông mới sợ mà không dám bán nữa.
Từ đó về sau họ không quay lại căn nhà cũ lần nào.
Chỉ có tôi, năm nào cũng về dọn dẹp trong kỳ nghỉ.
Tôi không nỡ nhìn ngôi nhà hoang tàn. Tôi luôn cảm thấy, nếu dọn dẹp thật sạch sẽ, thì cứ như bà vẫn còn ở đây vậy.
Thóc trong kho đã để hơn ba năm rồi, bà cũng rời xa tôi hơn ba năm.
Tôi gùi một gùi thóc ra bãi xay của làng, xay thành gạo, mang về nấu cơm.
Bãi sau nhà bà trồng mấy luống hẹ, năm nay tươi tốt lạ thường. Tôi lấy ít trứng mà các bác trong làng cho, làm món trứng chiên hẹ.
Tôi cũng dọn một phần cơm đặt trước di ảnh bà, như thể bà vẫn đang cùng tôi ăn cơm.
“Bà ơi, sao con không thể quay lại sớm hơn một chút chứ?”
Ngoài sân còn có bảy cây đào bà trồng. Trước kia chẳng mấy khi ra quả, nhưng năm nay lại sai quả lạ kỳ.
Có cây ra hơn hai, ba trăm cân đào.
Mỗi ngày của tôi là: sáng ra chợ bán đào, chiều về ăn cơm, đọc sách trong ngôi nhà cũ.
Tối đến thì xem thị trường chứng khoán.
Bố tôi biết chuyện bán đào, lại đến tìm tôi, khen tôi:
“Chỉ Y à, bố biết con hiểu chuyện rồi, biết tự kiếm tiền, không cần bố giúp. Mẹ con cũng rất quan tâm con mà…”
“Lại tự cảm động hả bố? Bố biết sao năm nay đào lại sai quả không? Bà nội nói bố đối xử với con tốt quá, nên cho cây đào ra quả nhiều để thưởng cho bố đấy!” – tôi cười toe toét nhìn ông.
Buổi chiều, bầu trời u ám đáng sợ, bóng cây đổ dài, xa xa có con chim lạ kêu lên thảng thốt.
Ông hoảng loạn nhìn quanh ngôi nhà cũ, bỏ lại một câu "Bố còn việc" rồi chạy mất.
Sợ ma hả?
Tôi thì không.
Thật ra tôi còn mong được gặp lắm.
Chứ sống một mình ở thế gian này... cô đơn lắm bà ơi.
Chẳng mấy chốc đã đến kỳ nhập học của năm học mới.
Tình huống của tôi hơi đặc biệt.