Tạ Trì chẳng phải kẻ hay lời, nhưng làm việc thì rất thật lòng.
Hắn đưa ta ra chợ, thuận tay giúp lão thái bà họ Vương gánh mấy bao cải trắng nặng trịch ra phiên.
Hắn đến đón ta lúc dọn sạp, thấy nhà ai nữ tử yếu sức, dựng quầy không nổi, liền lặng lẽ đến giúp.
Chợ quê quanh quẩn toàn là nữ nhân, chỉ có mỗi mình hắn là nam nhân.
Nhưng ngày tháng trôi qua, mấy vị đại nương trong chợ lại bắt đầu… ghen tị với ta.
Nói đến trượng phu nhà mình thì đầy oán thở, mà nhắc đến Tạ Trì thì ai cũng tấm tắc: chẳng có nam nhân nào thương vợ như hắn!
Ta cười, thong thả nói với họ:
"Các thẩm không biết đấy, trượng phu ta là người đáng thương lắm."
"Cha mẹ mất sớm vì bệnh tật, một thân một mình, phải học người ta vào núi săn bắn, mới gắng gượng mà sống."
"Mẫu thân của Trân Châu ấy à, cũng là người khổ mệnh. Khi xuất giá từng chịu đủ đắng cay bên nhà mẹ đẻ, thân thể yếu đuối, sinh con xong không bao lâu thì mất. Một mình chàng, vừa làm cha, vừa làm mẹ — trong làng này, có ai được như chàng không?"
Ta nói hết sức chân thành, khiến đám đại nương đại thẩm nghe mà lệ rưng rưng.
Ta lại nói:
"Sát tinh gì chứ? Phùng Xuân ta đây, chẳng phải vẫn sống khỏe mạnh đó sao? Tất cả chỉ là lời người ta đặt điều!"
Mọi người rôm rả phụ họa:
"Đúng vậy! Tạ Trì là người tốt."
Khi những lời ấy được nói ra, Tạ Trì đang tựa mình dưới gốc cây nơi xa xa.
Ta kiêu ngạo nhướng mày nhìn về phía hắn, ánh mắt chạm nhau, trong mắt hắn thoáng hiện nét dịu dàng hiếm có.
Thời gian qua đi, mọi người dường như đều đã quên.
Chỉ còn nhớ — Tạ Trì là người nhà họ Tạ chuyên săn thú, là trượng phu của Phùng Xuân, là một nam nhân làm việc siêng năng thật thà.
Con gái hắn, tiểuTrân Châu, mặt mũi hồng hào như búp bê, nói năng lanh lợi, ngọt ngào hết sức.
Lời đồn, rốt cuộc cũng tiêu tan theo gió.
Cuộc sống của chúng ta ngày một tốt hơn, trong nhà tích cóp được kha khá, chẳng còn lo chuyện cơm áo.
Tự nhiên, tổ mẫu và phụ thân ta cũng bắt đầu sinh lòng đố kỵ, thấy ta sống khá giả, liền hay lảng vảng trước cửa nhà họ Tạ.
May mà bọn họ còn e dè Tạ Trì, lần nào cũng bị hắn xua đuổi.
Ta thương mẫu thân, thỉnh thoảng lén mời bà và thẩm thẩm sang ăn chút thịt thà.
Dĩ nhiên, việc này phải lén lút, tránh khỏi mắt tổ mẫu và phụ thân ta.
Ta nghĩ, sống như vậy cũng tốt rồi.
Nhưng nào ngờ, ngày ấy, Trương thẩm ở sạp bên cạnh chạy sang, cười hớn hở chúc mừng:
“Phùng Xuân à! Mừng cho con! Sắp có đệ đệ rồi đấy, nương con lại mang thai rồi!”
🍊 Quéo còm các bác ghé nhà Xoăn 🤗 🍊 🤟
🍊 Nếu được, các bác đọc xong cho Xoăn xin vài dòng ”còm” review nhé ạ 🫶
🍊 Follow Fanpage FB "Xoăn dịch truyện" để nhận thông tin lên truyện nhà Xoăn nhé ạ ^^
Câu nói khiến ta sững sờ — đâu phải chuyện gì đáng mừng, mà là một tai họa tày trời ấy chứ!
Nửa đêm, ta ngồi lặng trước cây trâm gỗ mẫu thân trao tặng, lòng ngổn ngang trăm mối.
Tạ Trì nhìn ta, lặng lẽ nắm lấy tay ta.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn - https://monkeyd.net.vn/lieu-am-hoa-minh-lai-gap-xuan/10.html.]
"Lần này sẽ không sao đâu. Nhà mình có tiền rồi, mời đại phu tốt nhất cũng được."
Mũi ta chợt cay xè, nước mắt làm sao cũng không ngừng lại được.
Năm ta mười hai tuổi, mẫu thân cũng từng mang thai.
Khi ấy, bà suýt chút nữa đã chết.
Thân thể bà vốn yếu, quanh năm làm lụng, ngay cả khi mang thai cũng không được nghỉ ngơi.
Vừa sinh ta xong, tổ mẫu chê ta là gái, liền bắt bà xuống giường làm việc.
Trong thời gian ở cữ, bà cõng ta đi giặt đồ bên sông, cõng ta xay đậu làm đậu hũ — thân thể đã mòn mỏi từ dạo ấy.
Ta lên tám, bà một lần sẩy thai.
Mười hai tuổi, bà lại mang thai lần nữa.
Vì muốn có cháu trai nối dõi cho nhà họ Lý, tổ mẫu lên chùa xin bùa, bắt bà uống nước bùa, bảo đó là “bí quyết sinh con trai”.
Nực cười thay — đến cơm còn chẳng cho ăn no, lại đòi uống tro giấy sinh quý tử?
Một người thân thể đã yếu như vậy, làm sao chịu nổi?
Bà vẫn phải gồng gánh việc nhà, vẫn quay quanh cối đá không ngừng.
Đến một hôm, m.á.u chảy tràn nền đá. Đêm ấy, ta tận mắt thấy bà đỡ từ trong nhà mang từng chậu, từng chậu m.á.u ra ngoài — cuối cùng là một đứa trẻ đã chết.
Là bé gái.
Sắc mặt tổ mẫu và phụ thân lập tức biến đổi, đến cả đại phu cũng không chịu gọi.
Ta quỳ trên đất, khóc lóc van xin:
“Cha, tổ mẫu, cầu xin người, xin mời đại phu… cứu lấy nương con!”
Phụ thân chỉ hất tay ta ra:
“Ngay cả con trai cũng không sinh được! Còn đòi tiêu tiền của ta à?!”
Tổ mẫu hừ lạnh:
“Đồ vô dụng!”
Nhìn thấy mẫu thân sắp không qua khỏi, ta bỏ chạy, đi khắp nơi cầu cứu, nhưng chẳng ai chịu giúp.
Vừa chạy vừa khóc, bất chợt thấy một bóng người cao lớn, ta nhào đến quỳ rạp xuống.
“Cầu xin thúc… giúp ta mời một vị đại phu! Mẫu thân ta… bà ấy mất m.á.u nhiều quá…”
“Làm ơn… cứu mẫu thân ta…”
Người ấy — chính là Tạ Trì.
Nếu không nhờ hắn mời đại phu về, e rằng năm ấy mẫu thân ta… đã sớm không còn.
10
Ta vẫn quay về nhà họ Lý.
Chưa kịp bước qua cổng, mùi thơm đậu phụ đã phảng phất trong gió.
Ngón tay ta siết chặt, bước thêm vài bước, quả nhiên trông thấy thân ảnh của mẫu thân trước cối đá quen thuộc.