Tổ mẫu thường nói:
“Nam nhân là trụ cột trong nhà!”
Chỉ đến khi họ ăn xong, bọn ta mới được ăn chút cơm canh nguội lạnh.
Ta từ sáu tuổi đã theo mẫu thân làm việc.
Ta thương mẫu thân, nghĩ mình làm nhiều hơn thì bà sẽ bớt khổ một phần.
Mẫu thân cũng thương ta, lại cố sức gánh vác thêm, mong ta đỡ được chút nào hay chút đó.
Ban đầu tổ mẫu còn chê ta ăn nhiều, sau thấy ta nhỏ xíu mà đã biết làm đủ việc.
Bà liền vui vẻ nói:
“Con gái vốn là thế đấy. Con bé Phùng Xuân nhà ta, sinh ra đã biết làm việc, khỏi cần dạy!”
Nhưng làm gì có ai sinh ra đã biết làm việc? Chẳng qua là ta thương mẫu thân, còn bà thì thương ta.
Bà dựa vào cái gọi là “gia đình”, dựa vào phụ thân ta, còn ta thì dựa vào bà – bị dạy dỗ, bị kiềm chế, bị thuần phục.
Những việc ta làm, chẳng qua là sự bất đắc dĩ của một người bị giam cầm trong bốn bức tường chật hẹp ấy.
Năm ta mười bốn tuổi, tổ mẫu nói sẽ giữ ta lại vài năm nữa, ta lại âm thầm thở phào.
Mạnh đại nương cũng ngang ngược như tổ mẫu, Mạnh đại gia lại giống y như phụ thân ta, ca ca của Mạnh Vân thì cũng được, nhưng tẩu tử hắn lại cực kỳ tính toán chi li. Còn Mạnh Vân, hắn là người tốt, nhưng ta đối với hắn chẳng có tình cảm gì rõ ràng.
Ở lại nhà hay gả vào Mạnh gia, đối với ta cũng chẳng khác gì nhau.
🍊 Quéo còm các bác ghé nhà Xoăn 🤗 🍊 🤟
🍊 Nếu được, các bác đọc xong cho Xoăn xin vài dòng ”còm” review nhé ạ 🫶
🍊 Follow Fanpage FB "Xoăn dịch truyện" để nhận thông tin lên truyện nhà Xoăn nhé ạ ^^
Làm con, thì hầu hạ cha mẹ chồng; làm vợ, thì hầu hạ trượng phu; làm mẹ, thì chăm con lo việc nhà.
Một cuộc đời nhìn thấy từ đầu tới cuối như thế, khiến ta e sợ vô cùng.
Nếu có thể, ai chẳng mong cưới được một lang quân tốt?
Lệ trong mắt dâng tràn, tầm nhìn cũng mơ hồ.
Một bàn tay với những đốt xương rõ ràng vén rèm kiệu, từ bên ngoài vươn vào, trong lòng bàn tay rộng lớn là một chiếc khăn vải cũ.
Giọng nói ấy nhẹ nhàng khàn khàn, mang theo vài phần khô khốc:
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn - https://monkeyd.net.vn/lieu-am-hoa-minh-lai-gap-xuan/4.html.]
“Lau nước mắt đi.”
03
Gả cho Tạ Trì, là do ta mặt dày mà có được.
Trước năm mười bốn tuổi, ta ngây ngô khờ dại, hồ đồ chẳng biết gì, chỉ nghĩ chuyện hôn nhân đại sự là phải nghe theo cha mẹ định đoạt. Họ muốn gả ta cho ai, ta liền ngoan ngoãn theo đó mà đi.
Về sau lớn hơn một chút, ta bắt đầu nhìn mẫu thân, nhìn thẩm thẩm, nhìn từng nữ nhân trong thôn – ai nấy đều một khuôn một dạng – lòng ta bắt đầu sợ hãi. Ta sợ rồi sẽ trở thành họ, mà lại chẳng thể không trở thành họ.
Trong bốn năm ấy, ta lặng lẽ quan sát từng nam nhân trong thôn – con trai nhà họ Trương, cháu nội nhà họ Ngô, thậm chí là vị đồng sinh nhà trưởng thôn từng đọc sách. Thế nhưng trong nhà họ, nữ nhân cũng chẳng khác gì nhau – gà chưa gáy đã dậy, ngày ngày cắm mặt vào việc nhà, gánh vác, chịu đựng, nhẫn nhịn, hầu hạ cha mẹ chồng, chăm sóc trượng phu, nuôi dạy hài nhi.
Cho đến một hôm, ta đi ngang qua cửa nhà họ Tạ.
Thấy sân nhà hắn sạch sẽ như mặt đậu phụ, rau cỏ xanh tốt tươi tốt, ta đứng lặng hồi lâu. Phải biết nhà ta sáu miệng ăn, ruộng đất bỏ hoang từ lâu, việc trong nhà ngoài ngõ đều do mẫu thân và thẩm thẩm gánh vác. Còn hắn, thân là nam tử, lại một mình mang theo hài tử, vậy mà sân nhà vẫn gọn gàng sạch sẽ.
Khi ấy, ta mới bắt đầu để tâm tới Tạ Trì.
Ngày ngày, ta lén đến xem hắn, xem hắn bổ củi, gánh nước, làm đất, quét dọn, bận bịu không lúc nào ngơi.
Xem mãi, trong lòng ta liền sinh tâm tư.
Nói ra thì thật động trời. Hắn là “sát sinh” nổi danh mười dặm tám làng, lại là một quan phu, đừng nói là các cô nương chưa chồng, ngay cả góa phụ trong thôn cũng không buồn liếc mắt. Hơn nữa, xét về vai vế, ta còn phải gọi hắn một tiếng “thúc”.
Nhưng ta lại vừa vặn thích hắn. Ta chẳng để tâm tới cái gọi là sát tinh hay không sát tinh gì kia. Ta chỉ biết năm xưa hắn từng cứu mẫu thân ta một mạng, trong lòng ta, hắn là người tốt. Lại nói, thôn ta xưa nay vẫn vậy – một con ch.ó sủa, cả bầy chó hùa theo, trắng cũng bị nói thành đen.
Hắn là người chăm chỉ, không giống phụ thân và thúc phụ ta – ham ăn biếng làm, chẳng lo gì cho gia đình. Về sau lấy nhau, cuộc sống hẳn sẽ không đến nỗi quá khổ.
Hắn không cha không mẹ, không huynh đệ thân thích. Nếu ta gả cho hắn, sẽ không phải hầu hạ cha mẹ chồng, cũng không phải cúi đầu trước huynh tẩu, chỉ cần đối diện với một mình hắn, cùng lắm là thêm một tiểu hài tử, mà việc chăm trẻ thì ta đã quen, chẳng phải Song Hỷ – con thẩm thẩm – cũng do ta giúp nuôi lớn đó sao?
Lại nữa, ta nhìn ra được hắn thật lòng yêu thương con gái mình – bé Trân Châu. Đường đường là một nam nhân, lại ngày ngày cõng con bé đi khắp nơi. Nếu đổi lại là phụ thân ta, e rằng đã sớm đem ta vứt đi rồi.
Thế là, mấy ngày trước khi tổ mẫu định gả ta đi, ta gõ cửa nhà họ Tạ.
Khi ấy, hắn đang bối rối ôm Trân Châu khóc lóc không ngừng, vội vã dỗ dành uống thuốc.
Ta đi vào, đón lấy bát thuốc.