LỜI TRĂN TRỐI CỦA MẸ LÀ XIỀNG XÍCH CỦA CUỘC ĐỜI TÔI - 13

Cập nhật lúc: 2025-05-01 19:27:34
Lượt xem: 271

Mời Quý độc giả CLICK vào liên kết hoặc ảnh bên dưới

mở ứng dụng Shopee để tiếp tục đọc toàn bộ chương truyện!

https://s.shopee.vn/1B8nPQWmqZ

MonkeyD và đội ngũ Editor xin chân thành cảm ơn!

Ba tháng trước kỳ thi đại học, tôi nhận được ba cuộc điện thoại.

 

Cuộc đầu tiên là từ giáo viên chủ nhiệm của Tô Thiến:

“Thành tích học kỳ này của em ấy tụt dốc nghiêm trọng, từ top 10 rớt xuống gần cuối lớp. Dạo này còn thường xuyên trốn học. Gia đình có biết không?”

 

Cuộc thứ hai là từ công an khu phố:

“Tô Cường có liên quan đến một vụ trộm ở cửa hàng tiện lợi. Tuy giá trị tài sản không lớn nhưng camera ghi rất rõ. Vì là vị thành niên nên chúng tôi chưa tạm giữ…”

 

Cuộc thứ ba là từ bạn cùng phòng của Tô Linh:

“Chị Linh ba ngày rồi chưa về ký túc. Bọn em rất lo… gần đây chị ấy quen một số người ngoài xã hội…”

 

Tôi cầm điện thoại, đứng lặng trên hành lang ký túc xá cấp ba, ngước nhìn bầu trời đêm đen kịt ngoài cửa sổ. Ở kiếp trước, vào thời điểm này, tôi đang làm tăng ca đến nửa đêm trong xưởng dệt, tay bị máy móc mài đến chảy máu, chỉ để gửi thêm ít tiền cho Tô Linh học cấp ba, cho Tô Thiến và Tô Cường học cấp hai.

 

Còn bây giờ, tôi sắp thi đại học, nhưng ba đứa em lại mỗi đứa một ngả sa ngã.

 

“Cẩm ơi? Cậu ổn không vậy?” – bạn cùng phòng Trương Hiểu ló đầu ra – “Sao mặt cậu tái nhợt thế?”

 

“Không sao.” Tôi gượng cười: “Chỉ là chuyện nhà một chút.”

 

Về lại giường, tôi trằn trọc mãi không ngủ được. Ký ức kiếp trước như sóng lớn trào dâng—tôi vất vả gồng gánh để nuôi chúng ăn học, đổi lại là sự lạnh nhạt và trách móc khi tôi nằm liệt giường.

 

Ở kiếp này, tôi đã chọn buông tay, và đúng như dự đoán, chúng trượt dốc thảm hại.

 

Vậy mà… tại sao tim vẫn đau như thế?

 

—----------

 

Ba giờ sáng, tôi rón rén ngồi dậy, lục trong ngăn kéo lấy ra tấm ảnh của mẹ.

 

Đó là tấm hình cuối cùng trước khi mẹ qua đời—khuôn mặt tái nhợt nằm trên giường bệnh, vẫn cố gắng mỉm cười.

 

“Mẹ ơi, con phải làm sao đây?” – Nước mắt tôi chảy không ngừng – “Con đã quyết rồi… sẽ không hy sinh vì chúng nữa… Vậy mà sao vẫn đau thế này…”

 

Mẹ trong ảnh nhìn tôi bằng ánh mắt dịu dàng mà u sầu.

 

Tôi chợt nhận ra, lời trăn trối của mẹ trước khi mất tuy xuất phát từ tình yêu, nhưng lại trở thành xiềng xích trói buộc tôi cả một đời.

 

Tôi nhẹ nhàng lau nước mắt, lấy bật lửa ra, châm vào một góc ảnh.

 

Ngọn lửa từ từ nuốt lấy gương mặt mẹ, cuối cùng hóa thành tro bụi.

 

“Xin lỗi mẹ…” Tôi thì thầm trong bóng tối trống rỗng – “Kiếp này, con sẽ sống vì chính mình.”

 

—--------

 

Sáng hôm sau, tôi thu dọn toàn bộ tài liệu ôn thi, xin phép nghỉ học rồi đến thẳng thư viện thành phố.

 

Chỉ còn chưa đầy 100 ngày đến kỳ thi đại học, tôi không thể lãng phí thêm cảm xúc vì sai lầm của người khác.

 

Phòng tự học chật kín người.

 

Tôi tìm được một chỗ ở góc phòng, mở sách ra, vùi đầu vào biển đề.

 

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.net.vn/loi-tran-troi-cua-me-la-xieng-xich-cua-cuoc-doi-toi/13.html.]

Toán, văn, Anh, tổ hợp… Hết bộ đề này đến bộ đề khác, cổ tay đau nhức, nhưng tâm trí tôi dần được xoa dịu bởi sự tập trung mãnh liệt khi giải bài.

 

“Tô Cẩm?”

 

Một giọng nói quen thuộc cắt ngang dòng suy nghĩ.

 

Tôi ngẩng đầu—là hiệu trưởng Trần, tay cầm vài cuốn sách luyện thi dày cộp.

 

“Thầy ơi…” Tôi luống cuống đứng dậy.

 

“Ngồi đi.” Ông kéo ghế ngồi cạnh, “Nghe nói em xin nghỉ học, tôi đoán em ở đây.”

 

Tôi cúi đầu: “Nhà có chút chuyện ạ…”

 

“Tôi biết rồi.” Ông thở dài, “Chuyện ba em và các em.”

 

Ngón tay tôi vô thức vặn xoắn: “Em… em không biết có nên can thiệp nữa không…”

 

Hiệu trưởng Trần trầm ngâm một lát.

 

Ông lấy từ cặp ra một tập tài liệu: “Đây là hồ sơ tuyển sinh riêng của Đại học Thanh Hoa. Với điểm số hiện tại, nếu em vượt qua bài kiểm tra, có thể được giảm điểm đầu vào.”

 

Tôi nhận lấy, tay hơi run. Thanh Hoa… giấc mơ mà kiếp trước tôi chẳng dám nghĩ tới.

 

“Thầy…” – Tôi nghẹn lời.

 

“Tô Cẩm, nghe kỹ.” – Ông hiếm khi nghiêm giọng – “Biết nghĩ cho bản thân không phải là ích kỷ. Hy sinh cũng cần có giới hạn. Em không thể gánh cả thế giới rồi mong mình đi xa được.”

 

Ông chỉ vào tập tài liệu: “Đôi khi, cách giúp người tốt nhất không phải là thay họ giải quyết vấn đề, mà là trở thành tấm gương để họ soi vào.”

 

Tôi siết chặt tập giấy trong tay, cảm thấy một nút thắt trong lòng khẽ lơi ra.

 

Từ hôm đó, tôi hoàn toàn dốc sức vào ôn thi.

 

Tô Cường bị xử phạt lao động công ích. Tô Thiến bị trường ghi lỗi. Tô Linh thì cuối cùng cũng trở lại ký túc nhưng điểm số rớt thảm… Tôi chỉ lặng lẽ nghe, không còn vội vàng lao đến giải quyết như kiếp trước.

 

—--------

Ngày thi đại học, trời nắng đẹp.

 

Tôi ngồi trong phòng thi, nhìn đề trước mặt, chợt có cảm giác như kiếp trước—khi mười tám tuổi, tôi còn mặc bộ đồ lao động dơ bẩn lặng lẽ chạy giữa các dây chuyền trong xưởng dệt; còn giờ, tôi mặc đồng phục sạch sẽ, cầm bút trên tay, viết nên tương lai của chính mình.

 

Môn cuối kết thúc, cô Vương đứng đợi tôi ngoài cổng trường.

 

“Thế nào rồi?” – Cô hồi hộp hỏi.

 

“Ổn ạ.” – Tôi cười – “Câu cuối của đề toán hơi khó, còn lại đều suôn sẻ.”

 

Cô thở phào: “Tốt rồi… tốt rồi…”

 

Kỳ nghỉ hè, tôi nhận dạy kèm và giúp ba sắp xếp tài liệu viết lách.

 

Ba đứa em thỉnh thoảng mới về nhà, giữa chúng tôi như có một bức tường vô hình. Chúng nhìn tôi bằng ánh mắt oán trách, như thể “ích kỷ” của tôi là nguyên nhân khiến chúng trượt dốc.

 

 

Loading...