“Hứa Hoài An, anh có thể ích kỷ một chút được không?”
Nếu như vậy, có lẽ anh sẽ không trở thành người câm, cũng sẽ không phải đánh đổi cả tính mạng.
Gia đình mà anh từng cứu cũng đã đưa cho tôi một khoản tiền rất lớn. Tôi dùng số tiền đó để tổ chức cho anh một tang lễ thật long trọng.
Chúng tôi cùng lớn lên trong trại trẻ mồ côi, thế nên đến cuối cùng cũng chẳng có nhiều người đến dự lễ tang.
Khi mọi người đã rời đi, chỉ còn lại một mình tôi.
Tôi chạm tay lên bức ảnh trên bia mộ. Trong ảnh, thiếu niên ấy đang cười rạng rỡ, mãi mãi dừng lại ở tuổi hai mươi mốt.
5
Trong cơn mơ màng, tôi cảm nhận được một bàn tay áp lên đỉnh đầu mình, lạnh lạnh, nhưng lại vô cùng dễ chịu.
Tôi cố mở mắt, nhưng đầu óc mơ hồ choáng váng, thế nào cũng không thể mở nổi.
Bên tai vang lên một giọng nói khẽ thở dài: “Ngốc à, lại ốm nữa rồi.”
“Nếu anh không ở bên cạnh em thì phải làm sao đây?”
Lời thì thầm trầm thấp ấy tan vào không khí, không để lại dấu vết nào.
Đến khi tôi tỉnh lại, bên cạnh chỉ còn lại mình tôi.
Trên tủ đầu giường có nửa cốc nước và thuốc hạ sốt.
Nhớ lại bóng người mơ hồ khi nửa mê nửa tỉnh, có lẽ là Hứa Hoài An.
Trong lòng có một cảm giác trống rỗng khó nói thành lời. Chỉ trong khoảnh khắc ấy, tôi đã thật sự tin rằng Hứa Hoài An đã quay về bên tôi.
Sau khi khỏe lại, tôi bắt đầu đều đặn đến công ty đưa cơm cho Hứa Hoài An mỗi ngày, không sót một hôm.
Cũng đã vài lần tôi bắt gặp anh và cô gái kia ở cùng nhau, nhưng tôi chưa bao giờ nói gì cả.
Có lẽ vì dạo này tôi thay đổi hoàn toàn so với trước đây, trở nên nhu mì, biết điều hơn, nên thái độ của Hứa Hoài An với tôi cũng tốt hơn rất nhiều.
Không còn lạnh nhạt như trước, hai chúng tôi có thể giữ phép tắc, đối đãi lịch sự như vợ chồng trên danh nghĩa.
Càng ở bên nhau, tôi càng cảm thấy mối hôn nhân giữa “tôi” của thế giới này và Hứa Hoài An ngày trước dường như có vấn đề.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://www.monkeyd.net.vn/sau-khi-hoan-doi-cuoc-doi-toi-mot-lan-nua-co-duoc-hanh-phuc/chuong-4.html.]
Qua những ngày gần đây, có thể thấy rõ Hứa Hoài An không hề có chút tình cảm nào với “tôi”.
Vậy thì tại sao khi xưa anh lại bất chấp cả việc trái lời cha mẹ để cưới “tôi” chứ?
Còn chưa kịp nghĩ thông, một cuộc điện thoại đã cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi.
“A lô?”
“Ninh Ninh à, là mẹ đây. Dạo gần đây mẹ gặp chút khó khăn, con có thể giúp mẹ một tay không?”
Đầu dây bên kia vang lên một giọng nói lấy lòng, pha chút dè dặt.
Trước kia, cô ấy từng kể rằng gia đình mình trọng nam khinh nữ, cha mẹ đối xử với cô không được tốt.
Nhưng dù sao hiện giờ người sống trong thế giới này là tôi, nếu thật sự cha mẹ của cô ấy gặp khó khăn, tôi cũng không thể thấy chếc mà không cứu.
Nghĩ một lát, tôi hẹn người phụ nữ đó ra quán cà phê để gặp mặt.
Nửa tiếng sau, bà ta dẫn theo một cậu thanh niên tầm mười tám, mười chín tuổi ngồi xuống trước mặt tôi.
Người phụ nữ ăn mặc giản dị, nét mặt dù đã hằn dấu thời gian nhưng vẫn toát lên vẻ chua ngoa, cay nghiệt.
Ngược lại, cậu con trai bên cạnh lại mặc đồ hiệu từ đầu đến chân, vẻ mặt đầy khó chịu.
“Ninh Ninh à, em trai con giờ học đại học, tốn nhiều tiền lắm. Vài năm nữa lại phải lấy vợ nữa, con xem…”
Tôi yên lặng lắng nghe bà ta nói hết, cũng đã hiểu rõ mục đích của chuyến gặp này.
Là vì “con trai cưng” mà đến xin tiền.
Từ lúc ngồi xuống đến giờ, bà ta chưa một lần hỏi han con gái của mình lấy một câu, trong lòng, trong mắt chỉ có đứa con trai ấy.
Tôi xoa nhẹ mi tâm, không muốn nói nhiều: “Bao nhiêu?”
Vừa nghe thế, gương mặt người phụ nữ liền nở nụ cười rạng rỡ: “Không nhiều đâu, một triệu tệ là được rồi.”
Một triệu tệ?
Tôi bật cười trước đòi hỏi vô lý của bà ta.
Dù đã kết hôn với Hứa Hoài An – con trai nhà hào môn – nhưng mỗi tháng tôi cũng chỉ được phát năm trăm nghìn tệ tiền sinh hoạt.